Thủ tục xin giấy phép lao động – Cần thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh

Anh Nguyen

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có ý kiến cho rằng quy định xin cấp phép lao động quá khắt khe khiến doanh nghiệp không tuyển được nhân sự chất lượng cao như kỳ vọng. Việc này đặt ra nhu cầu chính phủ phải thực hiện những thay đổi liên quan để thủ tục xin giấy phép lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Theo ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), từ khi Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về quản lý lao động nước ngoài có hiệu lực vào 15/02/2021, việc xin giấy phép lao động cho lao động nước ngoài khó hơn trước rất nhiều vì yêu cầu giấy tờ quá chặt chẽ.

thu-tuc-xin-giay-phep-lao-dong-1-1684822950.jpg

Theo quy định, thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động chỉ là 05 ngày làm việc. Tuy nhiên, để có đủ giấy giờ theo yêu cầu trong hồ sơ, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị khoảng 2,5 – 3 tháng. Thậm chí có trường hợp cá biệt mất hơn 4 tháng để có thể lấy được giấy phép lao động. Trong đó, khâu khó khăn nhất là báo cáo giải trình nhu cầu tuyển lao động nước ngoài. Bước này thường chiếm 70-80% thời gian xin giấy phép.

Đây là vấn đề quan trọng, làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng. Từ trước đến nay, nhân sự luôn là linh hồn, là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Chính phủ luôn ủng hộ chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước.  Đây là chủ trương được giữ vững xuyên suốt trong nhiều năm qua.

thu-tuc-xin-giay-phep-lao-dong-2-1684822950.jpg

Việt Nam là điểm đến cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

Chúng ta biết rằng người nước ngoài chỉ ký hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc tại Việt Nam sau khi đã được cấp giấy phép lao động. Làm giấy phép mất 2-3 tháng nghĩa là người lao động phải đợi việc 2-3 tháng không lương. Đây là rào cản rất lớn khiến doanh nghiệp Việt Nam không thu hút được lao động chất lượng cao. Việc thay đổi quy định để nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết.

Kiến nghị của luật sư

Luật sư Trần Thị Hiền – Phó Giám đốc Công ty Luật LAVN, là luật sư có 12 năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Trần Hiền đã đưa ra những kiến nghị về những thay đổi liên quan đến thủ tục xin giấy phép lao động giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước như sau:

thu-tuc-xin-giay-phep-lao-dong-3-1684822949.jpg

Luật sư Trần Thị Hiền với hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc cùng các doanh nghiệp FDI

Thứ nhất, thay đổi về yêu cầu liên quan đến bằng cấp, kinh nghiệm làm việc

Khoản 3 điều 3 nghị định 152/2020/ND-CP quy định chuyên gia là người: Có bằng đại học trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc hoặc Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc.

Điều này đặt ra yêu cầu người nước ngoài cung cấp được bản sao chứng thực bằng đại học. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp đã làm việc nhiều năm tại Việt Nam nhưng bị thất lạc bằng đại học khiến việc xin giấy phép lao động mới không thể thực hiện được. Theo tôi, Chính phủ nên có quy định nếu trước đó đã được cấp giấy phép lao động ở vị trí tương đương thì có thể không cần giấy tờ chứng minh bằng cấp, kinh nghiệm. Vì thực tế các giấy tờ này đã được Cơ quan thẩm quyền thẩm định trước đó rồi. Nếu không chấp nhận việc này, không khác gì các cơ quan nhà nước phía Việt Nam không công nhận sự thẩm định trước đó của mình.

Thứ hai, thay đổi liên quan đến trình tự thủ tục xin giấy phép

Hiện nay, để được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp phải thực hiện hai bước. Bước 1 là làm báo cáo giải trình, để trình bày với cơ quan nhà nước rằng tôi đang cần tuyển lao động nước ngoài. Bước hai là xin giấy phép lao động, tức là cung cấp các giấy tờ chứng minh người mà họ muốn tuyển đáp ứng được các nhu cầu mà nhà nước đặt ra.

Theo tôi, chúng ta có thể gộp hai bước này thành một để tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân. Khi một doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài thì đương nhiên thể hiện họ có nhu cầu tuyển người nước ngoài vào làm việc. Việc tách ra hai bước thực tế chỉ là rào cản kỹ thuật khiến người nước ngoài gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn làm việc tại Việt Nam chứ không có ý nghĩa thực tiễn.

Thứ ba, về quy trình nộp hồ sơ online

Trước đây, việc nộp hồ sơ được thực hiện trực tiếp tại các Sở Lao động hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp. Do yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử, hầu hết thủ tục hiện nay đề có yêu cầu nộp hồ sơ online trước khi mang bản gốc nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Việc này vô hình chung làm người dân phải thực hiện nhiều bước hơn, tốn nhiều thời gian hơn chứ không thuận lợi hơn trước. Theo tôi, chính phủ nên cho phép nộp hồ sơ trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử để xác nhận tính hợp pháp của hồ sơ mà không yêu cầu người dân nộp thêm bản giấy hồ sơ. Việc này vừa giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, vừa giúp minh bạch hóa trong việc quản lý hồ sơ.

Đôi nét về Công ty Luật LAVN 

Công ty Luật LAVN (LAVN LAW FIRM) được thành lập bởi những cá nhân giàu nhiệt huyết và được đào tạo bài bản lĩnh vực tư vấn pháp lý. Với mong muốn giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ pháp lý với chi phí phù hợp nhất, LAVN luôn không ngừng nỗ lực để mang tới cho khách hàng dịch vụ pháp lý NHANH HƠN – CHUYÊN NGHIỆP HƠN – TIẾT KIỆM HƠN. Các dịch vụ của chúng tôi gồm có: Dịch vụ tư vấn đầu tư và dịch vụ xin giấy phép lao động, tư vấn sở hữu trí tuệ,  tư vấn công bố sản phẩm và xin các loại giấy phép, tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh…”

 

Minh Phương